Rút bớt tiền thuê nhà năm·Làm 'sổ vay nợ có giới hạn' bằng tên bố mẹ
"Khi bong bóng vỡ, những thanh niên thuộc tầng lớp 'chưa có thu nhập' sẽ phải chịu tổn thất nặng nề"
Cơn sốt đầu tư vào chứng khoán của thế hệ trẻ (độ tuổi 20~30) tại Hàn Quốc tiếp tục kéo dài từ năm ngoái, gần đây đã lan rộng vào cả nhóm đối tượng là sinh viên đại học và những người đang trong quá trình tìm việc - tầng lớp thanh niên 'chưa có thu nhập'.
Có những trường hợp sinh viên gia nhập vào hàng ngũ 'nhà đầu tư F0' (nhà đầu tư cá nhân lần đầu tiên tham gia thị trường, không có kinh nghiệm trên sàn chứng khoán) bằng cách huy động vốn vay sinh viên hoặc rút từ tiền thuê nhà năm (jeonse) vì không thể nhận được khoản vay tín dụng.
A, một sinh viên cao học (thạc sĩ), nói rằng anh ấy đã bắt đầu đầu tư vào thị trường chứng khoán Mỹ sau khi nghe tin tức về sự tăng vọt của cổ phiếu Tesla vào năm ngoái. Anh ấy gắn bó với Tesla bằng cách tiết kiệm các khoản tiền như tiền làm thêm từ công việc làm trợ giảng hay tiền lấy từ từ khoản vay của sinh viên để đầu tư vào cổ phiếu này.
Tesla, vốn đang trên đà tăng giá cổ phiếu, đã bắt đầu phân chia các mệnh giá sau khi A mua, và giá cổ phiếu đã rớt xuống hơn 30%. Quá bất ngờ, A nhanh chóng 'dừng chân' và rời khỏi thị trường, nhưng cũng đã mất một phần đáng kể trong khoản đầu tư của mình.
Với áp lực phải bù đắp vào số tiền đã mất, A đã tìm kiếm một lĩnh vực đầu tư thay thế khác. Trong quá trình tìm kiếm, A đã biết được thông tin rằng giá của những 'đồng tiền điện tử' (tiền ảo) đang tăng nhanh chóng với phương châm 'rủi ro càng cao, lợi nhuận càng lớn'.
Theo đó, A hiện đang sống trong một căn hộ hai phòng (two-room) đã quyết định rút tiền cọc nhà (jeonse) khi hết hợp đồng và đầu tư hơn một nửa số tiền jeonse của mình vào 'tiền ảo'. Sau khi trả two-room, A chuyển đến một studio ở tầng bán hầm, và hằng ngày đều cùng khóc và cười khi nhìn vào cửa sổ hiển thị giá thị trường của một sàn giao dịch 'tiền ảo'.
A cho biết, "Đầu tư tiền ảo đang tạo ra lợi nhuận, nhưng nếu giá giảm dù chỉ một chút cũng có thể khiến tôi bất an cả ngày. Tuy nhiên, vì triển vọng thị trường vẫn tốt nên tôi có kế hoạch tăng đầu tư bằng cách tiếp tục huy động thêm tiền. "
B, một sinh viên đại học, cũng nhảy vào đầu tư sau khi chứng kiến thị trường chứng khoán tăng mạnh vào năm ngoái. Anh dồn được 5 triệu won bằng các khoản từ tiền làm thêm bán thời gian cũng như các khoản cho vay để trang trải chi phí học tập·sinh hoạt để bắt đầu trở thành một nhà đầu tư F0.
B tiết lộ "Tình hình thị trường hiện rất tốt, tôi nghĩ rằng mình còn có thể kiếm nhiều lợi nhuận hơn nữa nên tôi thậm chí còn vay tiền để đổ vào chứng khoán. Sau khi thấy đã có lãi 20%, tôi đã bán một số cổ phiếu đi và nhờ đó đã trả hết các khoản vay."
Cũng có không ít trường hợp bắt đầu đầu tư bằng cách huy động tiền từ 'sổ vay nợ có giới hạn' đứng tên cha mẹ họ. C, một sinh viên đã tốt nghiệp hiện đang tìm việc, đã mở 'sổ vay nợ có giới hạn' (tiếng Hàn: 마이너스 통장) dưới tên cha mẹ mình vào tháng trước và bắt đầu đầu tư vào chứng khoán. Sau khi bắt đầu với khoản tiền tiêu vặt 100.000 won và kiếm được lợi nhuận, C quyết định sẽ tăng thêm tiền để đầu tư.
C cho biết "Trong hoàn cảnh dịch bệnh như hiện nay, rất khó để tìm được việc làm thêm. Tôi đang gặp không ít khó khăn vì không có thu nhập trong một khoảng thời gian dài nhưng nhờ đầu tư chứng khoán mà hiện tại tôi vẫn có thể kiếm được chút ít gọi là tiền tiêu vặt. Mặc dù tính đến thời điểm hiện tại, những cổ phiếu tôi đầu tư vẫn có lãi, nhưng mỗi khi thấy tin tức rằng thị trường chứng khoán đang tăng trưởng quá nóng và sớm hay muộn cũng sẽ giảm mạnh thì tôi lại cảm thấy vô cùng lo lắng."
Các chuyên gia cảnh báo rằng các khoản đầu tư được thực hiện bằng cách vay tiền mà bản thân các nhà đầu tư F0 không có nguồn thu nhập sẽ nguy hiểm hơn nhiều so với những người 'vay để đầu tư' thông thường.
Kim Sang-bong, giáo sư kinh tế tại Đại học Hansung, cho biết "Có một khía cạnh dễ hiểu là những người trẻ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm do sự suy thoái kéo dài của nền kinh tế sẽ nhảy vào thị trường chứng khoán ngay cả khi phải vay nợ để đầu tư". Ông cũng chỉ ra: “Lúc mới bắt đầu, ai cũng tự dặn lòng sẽ chỉ đầu tư một số tiền mà bản thân có thể chi trả, tuy nhiên thực tế cho thấy càng những người ở trong trạng thái 'ngặt nghèo' về tài chính, thì việc tuân thủ nguyên tắc nêu trên càng trở nên khó khăn hơn".
Giáo sư Kim đưa ra lời cảnh báo "Sau khi bong bóng trên thị trường chứng khoán vỡ, những người 'vay nợ để đầu tư' trong nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, nhất là những bạn trẻ có thu nhập bấp bênh hoặc thậm chí không có nguồn thu nhập nào sẽ là những người chịu thiệt hại nặng nề nhất. Tôi cho rằng, khi KOSPI giảm điểm, các sinh viên ở độ tuổi 20 sẽ là những người dẫn đầu làn sóng nhà đầu tư F0 hoảng loạn."
Có những trường hợp sinh viên gia nhập vào hàng ngũ 'nhà đầu tư F0' (nhà đầu tư cá nhân lần đầu tiên tham gia thị trường, không có kinh nghiệm trên sàn chứng khoán) bằng cách huy động vốn vay sinh viên hoặc rút từ tiền thuê nhà năm (jeonse) vì không thể nhận được khoản vay tín dụng.
A, một sinh viên cao học (thạc sĩ), nói rằng anh ấy đã bắt đầu đầu tư vào thị trường chứng khoán Mỹ sau khi nghe tin tức về sự tăng vọt của cổ phiếu Tesla vào năm ngoái. Anh ấy gắn bó với Tesla bằng cách tiết kiệm các khoản tiền như tiền làm thêm từ công việc làm trợ giảng hay tiền lấy từ từ khoản vay của sinh viên để đầu tư vào cổ phiếu này.
Tesla, vốn đang trên đà tăng giá cổ phiếu, đã bắt đầu phân chia các mệnh giá sau khi A mua, và giá cổ phiếu đã rớt xuống hơn 30%. Quá bất ngờ, A nhanh chóng 'dừng chân' và rời khỏi thị trường, nhưng cũng đã mất một phần đáng kể trong khoản đầu tư của mình.
Với áp lực phải bù đắp vào số tiền đã mất, A đã tìm kiếm một lĩnh vực đầu tư thay thế khác. Trong quá trình tìm kiếm, A đã biết được thông tin rằng giá của những 'đồng tiền điện tử' (tiền ảo) đang tăng nhanh chóng với phương châm 'rủi ro càng cao, lợi nhuận càng lớn'.
Theo đó, A hiện đang sống trong một căn hộ hai phòng (two-room) đã quyết định rút tiền cọc nhà (jeonse) khi hết hợp đồng và đầu tư hơn một nửa số tiền jeonse của mình vào 'tiền ảo'. Sau khi trả two-room, A chuyển đến một studio ở tầng bán hầm, và hằng ngày đều cùng khóc và cười khi nhìn vào cửa sổ hiển thị giá thị trường của một sàn giao dịch 'tiền ảo'.
A cho biết, "Đầu tư tiền ảo đang tạo ra lợi nhuận, nhưng nếu giá giảm dù chỉ một chút cũng có thể khiến tôi bất an cả ngày. Tuy nhiên, vì triển vọng thị trường vẫn tốt nên tôi có kế hoạch tăng đầu tư bằng cách tiếp tục huy động thêm tiền. "
B, một sinh viên đại học, cũng nhảy vào đầu tư sau khi chứng kiến thị trường chứng khoán tăng mạnh vào năm ngoái. Anh dồn được 5 triệu won bằng các khoản từ tiền làm thêm bán thời gian cũng như các khoản cho vay để trang trải chi phí học tập·sinh hoạt để bắt đầu trở thành một nhà đầu tư F0.
B tiết lộ "Tình hình thị trường hiện rất tốt, tôi nghĩ rằng mình còn có thể kiếm nhiều lợi nhuận hơn nữa nên tôi thậm chí còn vay tiền để đổ vào chứng khoán. Sau khi thấy đã có lãi 20%, tôi đã bán một số cổ phiếu đi và nhờ đó đã trả hết các khoản vay."
Cũng có không ít trường hợp bắt đầu đầu tư bằng cách huy động tiền từ 'sổ vay nợ có giới hạn' đứng tên cha mẹ họ. C, một sinh viên đã tốt nghiệp hiện đang tìm việc, đã mở 'sổ vay nợ có giới hạn' (tiếng Hàn: 마이너스 통장) dưới tên cha mẹ mình vào tháng trước và bắt đầu đầu tư vào chứng khoán. Sau khi bắt đầu với khoản tiền tiêu vặt 100.000 won và kiếm được lợi nhuận, C quyết định sẽ tăng thêm tiền để đầu tư.
C cho biết "Trong hoàn cảnh dịch bệnh như hiện nay, rất khó để tìm được việc làm thêm. Tôi đang gặp không ít khó khăn vì không có thu nhập trong một khoảng thời gian dài nhưng nhờ đầu tư chứng khoán mà hiện tại tôi vẫn có thể kiếm được chút ít gọi là tiền tiêu vặt. Mặc dù tính đến thời điểm hiện tại, những cổ phiếu tôi đầu tư vẫn có lãi, nhưng mỗi khi thấy tin tức rằng thị trường chứng khoán đang tăng trưởng quá nóng và sớm hay muộn cũng sẽ giảm mạnh thì tôi lại cảm thấy vô cùng lo lắng."
Các chuyên gia cảnh báo rằng các khoản đầu tư được thực hiện bằng cách vay tiền mà bản thân các nhà đầu tư F0 không có nguồn thu nhập sẽ nguy hiểm hơn nhiều so với những người 'vay để đầu tư' thông thường.
Kim Sang-bong, giáo sư kinh tế tại Đại học Hansung, cho biết "Có một khía cạnh dễ hiểu là những người trẻ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm do sự suy thoái kéo dài của nền kinh tế sẽ nhảy vào thị trường chứng khoán ngay cả khi phải vay nợ để đầu tư". Ông cũng chỉ ra: “Lúc mới bắt đầu, ai cũng tự dặn lòng sẽ chỉ đầu tư một số tiền mà bản thân có thể chi trả, tuy nhiên thực tế cho thấy càng những người ở trong trạng thái 'ngặt nghèo' về tài chính, thì việc tuân thủ nguyên tắc nêu trên càng trở nên khó khăn hơn".
Giáo sư Kim đưa ra lời cảnh báo "Sau khi bong bóng trên thị trường chứng khoán vỡ, những người 'vay nợ để đầu tư' trong nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, nhất là những bạn trẻ có thu nhập bấp bênh hoặc thậm chí không có nguồn thu nhập nào sẽ là những người chịu thiệt hại nặng nề nhất. Tôi cho rằng, khi KOSPI giảm điểm, các sinh viên ở độ tuổi 20 sẽ là những người dẫn đầu làn sóng nhà đầu tư F0 hoảng loạn."