Đời sống Xã hội

Hàn Quốc liệu có rút thẻ bài 'chính sách nới lỏng định lượng' trong bối cảnh ngành tài chính khủng hoảng nặng nề?

응웬티탐 (Choiketu93@ajunews.com)10:59 28-10-2019
Các ngân hàng trung ương ở Hàn Quốc, Úc và New Zealand đang gặp khó khăn. Do suy thoái kinh tế, các ngân hàng trung ương của những quốc gia này đã phải hạ thấp lãi suất cơ bản xuống mức thấp nhất kể từ ​​trước đến nay. Tuy nhiên, trong bối cảnh không khả quan, ngoài đối sách cắt giảm lãi suất ra, các ngân hàng này đang cho thấy dự kiến họ sẽ rút tấm thẻ bài cuối cùng là 'nới lỏng định lượng'. Việc các quốc gia Hàn Quốc, Úc và New Zealand sử dụng đối sách 'nới lỏng định lượng' cho thấy tình hình kinh tế của các quốc gia này đang ngày càng trở lên bi quan hơn.

 

[Ảnh = Getty amages]


Chuyên gia kinh tế cao cấp của Shane Oliver AMP Capital cho biết, "Trong 3 quốc gia này thì ít nhất sẽ có một quốc gia tiến hành chính sách nới lỏng định lượng". Mặt khác ông cũng bày tỏ "Ngân hành trung ương cần làm gì đó. Và trong bối ảnh này, việc thực hiện chính sắc nói lóng đó là việc ngân hàng trung ương có thể thực hiện được."

Nới lỏng định lượng là một chính sách cho phép các ngân hàng trung ương mua trái phiếu chính phủ hoặc trái phiếu tư nhân, giải phóng tiền trên thị trường và giảm lãi suất thị trường. Đó là một loại 'chính sách tiền tệ phi truyền thống' được sử dụng khi lãi suất tiêu chuẩn không có tác động kích thích tiêu dùng kinh tế. Các ngân hàng trung ương lớn của thế giới, bao gồm Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed), Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) và các ngân hàng trung ương khác cũng đã thực hiện chính sách này.

Các cơ quan tiền tệ của Hàn Quốc, Úc và New Zealand đã bắt đầu nói về việc thực thi nới lỏng định lượng gần đây. Các chuyên gia chỉ ra rằng ba nước này, vốn phụ thuộc nhiều vào thương mại với Trung Quốc, thường có xu hướng mong đợi từ những tăng trưởng của Trung Quốc. Tuy nhiên do cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ, Nền kinh tế tài chính của Trung Quốc bị suy sụp, khủng hoảng tài chính khiến cho tốc tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này nặng nề, gây ảnh hưởng tiêu cực đến 3 nước trên.

Mặc dù gần đây 3 nước này đã hạ lãi suất cơ bản xuống mức thấp kỷ lục (1,25% ở Hàn Quốc, 1% ở New Zealand và 0,75% ở Úc) nhưng những chính sách này vẫn không cải thiện được tình hình kinh tế, đã đến lúc các ngân hàng trung ương quan sát và suy nghĩ về việc thực hiện chính sách nới lỏng định lượng trong thời gian tới.

Ngân hàng trung ương Úc và New Zealand đề nghị nới lỏng định lượng với việc cắt giảm lãi suất vào tháng 8.

Thống đốc Ngân hàng Hàn Quốc, Lee Myung-yeol, cho biết, "Vẫn còn chính sách tiền tệ khác sau khi cắt giảm lãi suất". Lời tuyên bố này như thông báo rằng Ngân hàng trung ương sẽ thực hiện các chính sách khác về việc lới nỏng định lượng.

Nền kinh tế thế giới khó có thể lạc quan. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay sẽ là 3%, thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính. Nền kinh tế Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong 27 năm trong quý thứ ba (6% theo năm) trong bối cảnh sóng do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Ở Mỹ cũng vậy, các chỉ số kinh tế đang có dấu hiệu không tốt, và có rất nhiều lo ngại rằng Eurozone (19 quốc gia sử dụng đồng euro) có thể rơi vào suy thoái giống như Nhật Bản vì kinh tế Đức đang trong bối cảnh suy thoái nặng nề. Các nền kinh tế mở nhỏ, như Hàn Quốc, Úc và New Zealand, vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu cũng sẽ dễ bị tổn thương hơn trước.

Alicia Garcia Herrero, nhà kinh tế trưởng châu Á Thái Bình Dương tại ngân hàng đầu tư Natissis của Pháp, cho biết, "Đặc biệt, Hàn Quốc là quốc gia có khả năng thực hiện chính sách nới lỏng định lượng nhất. Nếu nền kinh tế không đủ khả năng để phục hồi, các ngân hàng trung ương lớn cần đưa ra các biện pháp kích cầu bổ sung để tạo ra một lượng vốn lơn".

Tuy nhiên, một số ý kiến chỉ ra rằng ngay cả khi Hàn Quốc thực hiện chính sách nới lỏng định lượng, trong bối cảnh lãi suất ngân hàng vốn đã thấp nhất kỉ lục như hiện này, việc chính sách này có thể thúc đẩy nền kinh tế và đầu tư của nước này hay không vẫn là ẩn số.

Yong-gu Cho, một nhà nghiên cứu tại Shinyoung Securities, đã đưa ra nhận xét trên Bloomberg rằng " Trong bối cảnh lãi suất ngắn hạn và dài hạn ở Hàn Quốc đang không có sự chênh lệch, thật khó để nhận định rằng việc áp dụng chính sách nới lỏng định lượng sẽ có hiểu quả nào trong bối cảnh này".

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기