Tờ New York Times (một trong những tờ báo lớn và có uy tín nhất ở Mỹ) gần đây đưa tin rằng Triều Tiên đã bắt đầu để mắt tới văn hóa Hàn Quốc, bao gồm cả âm nhạc Hàn Quốc (Kpop), và coi những tất cả những thứ này là 'căn bệnh ung thư ác tính'.
Tờ New York Times dẫn lời Chủ tịch Kim Jong-un nói rằng "văn hóa Nam Hàn đã làm suy đồi trang phục, kiểu tóc, cách ăn nói và hành động của thanh niên Triều Tiên". Tờ báo cũng cho hay “Chủ tịch Kim cảnh báo mạnh mẽ rằng hệ thống có thể sụp đổ nếu không ngăn chặn sự xâm lược của văn hóa tư bản".
Tờ New York Times dẫn lời Chủ tịch Kim Jong-un nói rằng "văn hóa Nam Hàn đã làm suy đồi trang phục, kiểu tóc, cách ăn nói và hành động của thanh niên Triều Tiên". Tờ báo cũng cho hay “Chủ tịch Kim cảnh báo mạnh mẽ rằng hệ thống có thể sụp đổ nếu không ngăn chặn sự xâm lược của văn hóa tư bản".
Gần đây, người ta biết đến K-pop và các bộ phim truyền hình Hàn Quốc rất được giới trẻ Bắc Hàn ưa chuộng. Tờ New York Times trước đây đã từng đưa tin 6 sinh viên bí mật xem một bộ phim truyền hình Hàn Quốc ở Triều Tiên đã bị kết án tù, thêm vào đó vào năm ngoái, 3 binh sĩ ở độ tuổi 20 từ Bộ Tư lệnh Lực lượng Phòng không và Không quân đã bị bắt giữ vì nhảy theo vũ đạo bài hát 'Blood, Sweat, Tears' của nhóm nhạc BTS tại một sự kiện giải trí.
Trước đây, Triều Tiên từng tuyên truyền rằng "Hàn Quốc là một địa ngục trần gian với đầy rẫy những người ăn xin". Tuy nhiên, những người trẻ Bắc Triều Tiên đã biết được thực tế khi xem những bộ phim truyền hình Hàn Quốc thông qua băng và đĩa CD được đưa lậu vào Triều Tiên. Trong khi những người trẻ tuổi ở Triều Tiên phải vật lộn để tìm kiếm thức ăn để sống sót qua nạn đói, thì những người Hàn Quốc lại đang ăn kiêng để giảm cân.
Trong một cuộc phỏng vấn, Jeong Kwang-il một người đào tẩu khỏi Triều Tiên đồng thời cũng từng là người điều hành một mạng lưới buôn lậu đĩa K-pop và phim truyền hình vào Triều Tiên cho biết "Thanh niên Triều Tiên không nghĩ rằng họ mắc nợ gì Kim Jong-un cả. Nếu Chủ tịch Kim không muốn đánh mất tương lai cai trị triều đại chế độ cha truyền con nối, ông ấy sẽ phải tổ chức lại việc kiểm soát tư tưởng của mình đối với giới trẻ."
Trong một cuộc khảo sát mà Viện Nghiên cứu Hòa bình và Thống nhất của Đại học Quốc gia Seoul thực hiện với 116 người chạy khỏi Triều Tiên vào năm 2018 hoặc 2019, gần một nửa cho biết họ “thường xuyên” xem các chương trình giải trí của Hàn Quốc khi ở miền Bắc. Ông Jeong nói, bộ phim được yêu thích nhất hiện nay là "Crash Landing on You", kể về một nữ thừa kế người Hàn Quốc đang nhảy dù bay qua biên giới thì bị một cơn gió bất ngờ thổi bay qua Triều Tiên và phải lòng một sĩ quan quân đội Triều Tiên.
Jiro Ishimaru, tổng biên tập của Asia Press International (một trang báo online ở Nhật Bản chuyên theo dõi tình hình Triều Tiên), chỉ ra rằng "cuộc xâm lăng văn hóa từ Hàn Quốc đã vượt quá những gì mà Kim Jong-un và Triều Tiên có thể chịu đựng".
Theo dữ liệu do các phương tiện truyền thông công bố, phụ nữ Triều Tiên thường gọi những người đàn ông mà họ đang hẹn hò là 'đồng chí' (comrade), nhưng dưới ảnh hưởng của các bộ phim truyền hình Hàn Quốc như 'Crash Landing on You', họ bắt đầu sử dụng các danh hiệu như 'oppa' (từ gọi 'anh trai' hoặc 'người con trai lớn hơn tuổi' trong một mối quan hệ thân thiết hoặc gọi 'người yêu' trong tiếng Hàn Quốc) và 'honey'. Tổng biên tập Jiro Ishimaru nói rằng chủ tịch Kim Jong-un tỏ ra rất không hài lòng với cách xưng hô này và gọi những từ ngữ này là "biến thái".
Tờ New York Times đưa tin rằng "sự tự tin của Chủ tịch Kim đã suy giảm kể từ cuộc gặp với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump" và trở nên khép kín hơn về mặt văn hóa sau khi ông thất bại trong việc nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với nền kinh tế Triều Tiên tại cuộc gặp năm 2019.
Theo New York Times, Kim Jong-un đã bắt đầu cảm thấy nguy cơ đe dọa thực sự từ cuộc chiến văn hóa này nên đã ra lệnh 'xóa bỏ hành vi xâm lược văn hóa' và tăng cường trừng phạt để đảm bảo quyền kiểm soát. Theo 'Đạo luật từ chối tư tưởng phản động và văn hóa' được Triều Tiên ban hành vào tháng 12/2020, việc phát tán video của Hàn Quốc ở Triều Tiên có thể dẫn đến án phạt cao nhất là tử hình và nếu chỉ có hành vi xem các loại băng đĩa lậu nêu trên cũng có thể dẫn đến việc cải tạo bằng hình thức lao động từ 5~15 năm.
Tờ New York Times cho biết thêm rằng việc phân phát các nội dung văn hóa Hàn Quốc vẫn tiếp tục bất chấp sự đàn áp của chính phủ Triều Tiên. "Theo dữ liệu do Daily NK đưa ra, Triều Tiên đang kêu gọi những người dân từng bị bắt giữ khi đang xem phim truyền hình Hàn Quốc cảnh cáo cho những người khác biết. Tuy nhiên, người dân đang dần đoàn kết lại và đáp trả các vụ bắt giữ."