Kinh tế Chính trị

SM Group tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp vận tải biển và tập đoàn lớn tại Việt Nam

Minh Tân (mintyni@ajunews.com)08:18 27-11-2018

[Ảnh = SM Group cung cấp] Tàu của SM Line đang được dỡ hàng tại cảng.


Tập đoàn SM (Samra Midas) là một tổ chức các doanh nghiệp đa dạng, đa ngành, đa lĩnh vực về Vật liệu hóa học, Kỹ thuật và xây dựng, Vật liệu xây dựng, Pin thế hệ 2, năng lượng, Phụ tùng Ô tô, Tài chính điện tử, và Vận tải đường biển…

Trong số đó, Doanh nghiệp Gyeongnam, SM Line, ADM21 và Namsun Aluminum đều có nhà máy tại Việt Nam và đang tham gia các hoạt động kinh doanh sản xuất, xây dựng và vận chuyển.

Chủ tịch SM Group - Ông, Woo Oh-huyn, cùng đồng giữ chức vụ Chủ tịch Hiệp hội KOVECA (Hiệp hội Kinh tế Văn Hóa Hàn – Việt), đang dẫn đầu trong nỗ lực giao lưu kinh tế, văn hóa giữa hai quốc gia Hàn Quốc và Việt Nam.

Theo doanh số kinh doanh năm 2017, doanh nghiệp SM Line với việc mua lại Hanjin Shipping, đã cho thấy mức tăng trưởng lớn nhất với 15,715 tỷ won. Kế tiếp là doanh nghiệp Gyeongnam (5,183 tỷ won), ADM21 (4,296 tỷ won) và Namsun Aluminum (2,673 tỷ won).

Hiện nay có thể thấy, tập đoàn SM với SM line và SM Namsun Aluminum đang tích cực hợp tác với các doanh nghiệp vận tải biển tại Việt Nam như Vinalines và tập đoàn lớn nhất tại Việt Nam là Vingroup, theo đó SM Group cũng hướng đến việc phát triển lĩnh vực phục vụ Smart city Việt Nam thông qua các công ty xây dựng, vận tải và sản xuất.

◆ Tập trung thị trường logistics Việt Nam... Hợp tác với doanh nghiệp vận tải biển

SM Line bắt đầu tập trung vào các tuyến đường đến Việt Nam sau khi

SM Line nổi lên từ sự sụp đổ của Hanjin Shipping vào tháng 9 năm ngoái và mới chỉ thành lập vào tháng 12 năm 2016, hãng đã tăng mạnh năng lực bằng những tàu cũ giá rẻ để tiến gần tới top 20 hãng vận chuyển lớn thế giới.

Đầu tiên, hãng mua lại các tài sản không phải tàu của Hanjin trên tuyến xuyên Thái Bình Dương với giá 23 triệu đô la Mỹ, sau đó thu mua 11 tàu của Hanjin cùng với đó là các bến cảng ở Gwangyang và Incheon. Cho đến tháng 8 năm 2017, SM Line sở hữu 18 tàu với tổng trọng tải lên tới 99.800 TEU, ngoài ra hãng còn thuê 5 tàu với tổng trọng tải 6.000 TEU.

Tháng 3 năm 2017, Hãng tàu SM Line chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam mà CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An làm đại lý. SM Line Corporation là một thành viên của Tập đoàn SM Group. Ngay trong tháng 3 hãng đã bắt đầu mở các tuyến tàu container trong khu vực nội Á và trong tháng 4 sẽ mở tuyến đi Mỹ. Đặc biệt, trong 4 tuyến nội Á thì có tới hai tuyến tàu vào hai cảng container chính của Việt Nam là TP.HCM và Hải Phòng, chứng tỏ hãng rất quan tâm đến việc phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Ngày 10 tháng 9 năm nay, tại Hà Nội, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã ký kết Thỏa thuận hợp tác với SM Line. Thỏa thuận này nhằm mục tiêu nâng cao sức cạnh tranh của Vinalines và SM Line, thông qua việc hợp tác phát triển ở lĩnh vực vận tải biển container ở cả hai quốc gia cũng như các nước khác trong khu vực.

Đặc biệt, mảng vận tải biển của Tập đoàn SM Group (gồm SM Line, Korea Line, Korea Shipping Corporation) thông qua bản cam kết lần này hướng đến thị trường vận tải biển Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á, đồng thời đặt nền móng và tích cực ủng hộ chính sách Phương Nam mới của Chính phủ Hàn Quốc.

Việc ký cam kết hợp tác lần này là cơ hội để SM Line mở rộng tầm ảnh hưởng của Tập đoàn đối với thị trường vận tải biển Việt Nam, một đất nước đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh, đồng thời hi vọng thông qua sự hợp tác với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam sẽ trở thành doanh nghiệp chủ chốt của công nghiệp vận tải biển Việt Nam.

SM Line và Vinalines đã quyết định trao đổi thân tàu ở các tuyến cần thiết, đồng thời Vinalines sẽ đưa 1 tàu vận tải của Vinalines vào để tham gia vận hành tuyến hàng hải Hàn Quốc - Việt Nam - Thái Lan (gọi tắt là tuyến VTX) của SM Line, phía SM Line sẽ hỗ trợ tích cực vấn đề đào tạo thị trường Hàn Quốc của Vinalines cũng như mở chi nhánh. Về mặt lâu dài, cả hai bên cũng sẽ xem xét việc thành lập công ty hợp tác với mục tiêu trở thành doanh nghiệp vận tải biển chủ đạo trong khu vực châu Á.

◆ Cung cấp phụ tùng ô tô cho hãng xe của Tập đoàn Vingroup

SM Namsun Aluminum – công ty con của SM Group, nhà máy sản xuất chuyên cung cấp các tấm nhôm và sản xuất phụ tùng ô tô tại Việt Nam.

Tháng 7 vừa qua, SM Namsun Aluminum được tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam là Vingroup lựa chọn làm nhà cung cấp một số bộ phận xe ô tô của hãng. Xe hơi Vinfast mới đây vừa cho ra mắt các mẫu xe sedan và SUV thu hút đông đảo sự quan tâm trên toàn thế giới.

Tập đoàn Vingroup được Hàn Quốc biết đến là “Samsung của Việt Nam”. SM Namsun Aluminum thông qua việc hợp tác với tập đoàn Vingroup dự kiến tạo ra doanh thu 10 tỷ Won trong năm nay. Và khi các sản phẩm được cung cấp chính thức vào năm 2019, doanh thu kỳ vọng đạt 20 tỷ Won vào năm sau.

Đại diện lãnh đạo SM Namsun Aluminum cho biết “Chúng tôi đang nỗ lực để tham gia vào sự phát triển chung của tập đoàn Vingroup trong việc sản xuất xe điện (EV)”, ngoài ra “Để có thể đảm bảo kinh doanh lâu dài tại Việt Nam, quốc gia kinh tế cốt lõi của cả khu vực Đông Nam Á, chúng tôi đang cân nhắc việc thành lập công ty liên doanh với tập đoàn Vingroup trong thời gian tới”.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기