Đời sống Xã hội

KCGI tham gia đấu thầu trong thương vụ mua lại Asiana Airlines

Minh Tân (mintyni@ajunews.com)13:20 22-08-2019

[Ảnh = KCGI]


Tuyên bố tham gia đấu thầu Asiana Airlines của Quỹ đầu tư dự phòng (hedge fund) mang tên Cải thiện quản trị doanh nghiệp Hàn Quốc (KCGI) đã khiến ngành công nghiệp hoài nghi bởi vì với các khoản nợ của hãng hàng không làm ăn thua lỗ cũng như tình hình kinh doanh trì trệ của ngành hàng không, việc các công ty lớn nhảy vào là điều không đơn giản.

Các chủ nợ cũng mong muốn các quỹ đầu tư tư nhân tham gia vào các giao dịch trước khi mua lại vì các giao dịch này đặt yêu cầu “hoàn vốn nhanh” cao hơn yêu cầu “an toàn”. Theo các ngành công nghiệp liên quan vào ngày 21, gần đây KCGI tuyên bố họ sẽ tham gia đấu thầu dưới cái tên của một tập đoàn lớn bởi vì với tư cách là cố vấn tài chính, KCGI không thể tham gia đầu thầu hãng hàng không Asiana Airlines này.

Công ty đã bắt đầu lập một quỹ dự án riêng để mua Asiana Airlines và đang tích cực trả lời truyền thông bằng cách mở một kênh YouTube để giới thiệu KCGI. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc mua lại Asiana Airlines của KCGI là nhiệm vụ bất khả thi. Xuất phát từ mục tiêu mua bán đã bị thu hẹp thành “đánh bại” Korean Air, người ta tin rằng chiêu bài “thẻ mua trước” được tung ra nhằm thu hút sự chú ý của dư luận. Cổ phiếu Hanjin Kal đã giảm gần 30% sau ngày 21 tháng 6 khi có thông tin Delta Korean Air mua 4,3% cổ phần của Hanjin Kal. Hiện nay, 5 quỹ do KCGI huy động chủ yếu nằm trong tình trạng thua lỗ.

Một quan chức ngành hàng không cho biết, "Gần đây, có thông tin rằng KCGI đang chịu áp lực phải thu hồi vốn vì vị thế của nó trong Tập đoàn Hanjin đã bị thu hẹp và cổ phiếu mất giá. Trong khi đó, cổ phần mà của Delta Airlines và Hanjin đang nắm giữ đạt khoảng 40%”. Việc gây quỹ cũng gặp nhiều khó khăn. Asiana có khoản nợ hơn 9 nghìn tỷ won và kết quả hoạt động quý 2 và quý 3 của hãng không được tốt. Ngoài ra, giá mua lại Asiana Airlines có thể tăng vọt đến gần 2 đến 2,25 nghìn tỉ won. Các khoản nợ đáo hạn vào năm tới và 2021 là gần 1 nghìn tỷ won mỗi năm. Ngay cả khi KCGI huy động vốn thì vẫn còn nhiều trở ngại.

Theo Luật kinh doanh hàng không, Luật an toàn hàng không, v.v., một người nước ngoài, một công ty nước ngoài hoặc một công ty có tỷ lệ vốn nước ngoài hơn 50% không thể sở hữu Asiana Airlines. Các chủ nợ cũng phản ứng nhạy cảm với bản chất các quỹ và yêu cầu một tập đoàn vốn trong nước. Ngoài ra, các chủ nợ không hoan nghênh việc KCGI mua lại vì các quỹ đầu tư tư nhân có thể thu hồi vốn bất cứ lúc nào, trong khi đó, các chủ nợ muốn tiếp quản Asiana Airlines trong trung và dài hạn.

Ngay cả khi KCGI vượt qua mọi trở ngại và thành công mua lại Asiana Airlines, vấn đề độc quyền có thể được nêu ra khi tổ chức này tham gia quản lý cả hai hãng hàng không quốc gia. Hiện tại, KCGI cho biết họ sẽ không bán cổ phần của mình tại Hanjin Kal ngay cả khi họ tham gia vào thương vụ mua lại Asiana Airlines. Trong khi đó, Kumho Industrial sẽ hoàn thành việc đấu thầu sơ bộ cho việc bán Asiana Airlines và các chi nhánh của hãng vào tháng 9 và sẽ tiến hành đấu thầu chính vào tháng 10. Cho đến nay, các tập đoàn lớn, ngoại trừ Aekyung, đều bày tỏ rằng họ sẽ không tham gia vào việc mua lại trước đầu thầu.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기