THẾ GIỚI

G20 "Không được để chuỗi cung ứng lương thực bị xáo trộn bởi Covid19"

황프엉리 (lyhoang215@ajunews.com)10:22 22-04-2020

Thu hoạch lúa mì tại 1 nông trại ở Pháp [Ảnh=Reuters/Yonhap News]

Bộ trưởng Nông nghiệp và Thực phẩm từ 20 quốc gia lớn (G20) đã tổ chức một cuộc họp video khẩn cấp vào ngày 21/4 và đồng ý rằng chuỗi cung ứng lương thực quốc tế không nên bị xáo trộn bởi các biện pháp phong tỏa của các quốc gia khi đối phó với dịch coronavirus mới (Covid19).

G20 đã đưa ra một tuyên bố sau cuộc họp nói rằng "Các biện pháp khẩn cấp chống lại đại dịch Covid19 phải rõ ràng, cân xứng và minh bạch và chỉ nên là tạm thời. Những biện pháp này không nên là một trở ngại phá vỡ chuỗi cung ứng thực phẩm quốc tế hoặc ngăn chặn các hoạt động thương mại."

Theo đó "Các biện pháp khẩn cấp này cũng phải được xem xét điều chỉnh để phù hợp với các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)."

G20 cũng nhấn mạnh "Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác để đảm bảo tiếp tục cũng cấp thực phẩm bổ dưỡng đầy đủ, an toàn và giá cả phải chăng tới mọi người. Chúng tôi sẽ cố gắng ngăn chặn tình trạng thiếu lương thực hoặc lãng phí thức ăn trong bối cảnh toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm đang bị gián đoạn như hiện nay."

Tổ chức này cũng đồng ý hợp tác để ngăn không cho giá thực phẩm leo thang trên thị trường quốc tế.

Cùng ngày, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cũng cho biết lo ngại rằng tác động kinh tế của Covid19 có thể dẫn đến tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng cho 250 triệu người trên toàn thế giới. 

Khi đại dịch Covid19 có dấu hiệu kéo dài, các nước nông nghiệp và xuất khẩu lớn như Việt Nam, Nga, Serbia, Pakistan, Campuchia và Thái Lan đang thực hiện các biện pháp tạm thời hạn chế xuất khẩu nông sản để bảo đảm lương thực quốc gia và chuẩn bị cho suy thoái kinh tế toàn cầu có thể xảy ra.

Với động thái của các nước trên, các quốc gia nhập khẩu lương thực đang vội vàng vội vàng đưa ra các chính sách bảo đảm lương thực.

Trong khu vực sản xuất thực phẩm đã xảy ra hiện tượng mất cân bằng khi tình trạng thiếu người lao động do các lệnh hạn chế giao thông và phong tỏa, gây cản trở cho việc thu hoạch, các doanh nghiệp như nhà hàng, khách sạn và các ngành công nghiệp tiêu thụ thực phẩm khác bị ngừng lại dẫn đến hiện trạng các sản phẩm nông nghiệp bị vứt bỏ lãng phí ở vùng núi thì nạn thiếu lương thực ở các nước nghèo lại đang diễn ra.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기